Đăng nhập

admin

em có thể nộp cho bên anh, bên anh sẽ hỗ trợ em về thủ tục thi để đạt kết quả tốt nhất

 

admin

Nếu đã có bằng lái B2 thì bạn không phải thi lý thuyết mà test qua thực hành, theo chính sách mới thì 1 bằng có giá trị cả luôn xe máy

 

admin

Nếu muốn mua bằng thì hiện tại không mua được mà sẽ hỗ trợ Học viên để tỉ lệ độ 90%, cụ thể có thể gọi theo Hotline: 0983400327

 

admin

Được em ak, không cần giấy hẹn cũng lấy được nhé

 

01276093999

Mình đả thi lấy bằng lái xe mô tô đến ngày hẹn lấy bằng rồi nhưng mình mất giấy hẹn vậy mình có thể liên hệ ở đâu để lấy và thủ...

 

0985501144

toi muon mua bang thang dc k.gia bao nhieu vi toi k co thoi gian thi

 
Xem toàn bộ

    KĨ NĂNG THI THỰC HÀNH Ô TÔ

KĨ NĂNG THI THỰC HÀNH Ô TÔ


KĨ NĂNG THI THỰC HÀNH BẰNG B2

Từ khóa
Danh mục

  THI BẰNG LÁI XE HẠNG A1

THI BẰNG LÁI THỰC HÀNH ÔTÔ

ki thuat lai xe oto

Người lái luôn có lỗi trong mọi tai nạn giao thông! Nguyên nhân duy nhất: không nắm được các nguyên tắc lái xe cơ bản.

Nghe có vẻ ngược đời, nhưng thực tế là như vậy! Nguyên nhân của phần lớn sự cố giao thông là không có sự phối hợp “ôtô- người lái” vì người lái không biết trong các trường hợp đặc biệt, chiếc xe sẽ phản ứng ra sao, và thêm vào đó họ lại còn thao tác sai.

1. Lỗi điển hình thứ nhất – Tư thế ngồi sai

tuthe1 

Một số người thích ngồi “thoải mái” trên ghế, còn những người khác lại ngồi rât “nghiêm túc” – tỳ ngực vào vô-lăng, thu hai tay vào nách và dí mũi vào kính trước. Họ cho đó là tư thế thuận tiện nhất, nhưng không biết rằng trong các trường hợp khẩn cấp, chính lỗi này sẽ gây ra tất cả!. Với thế ngồi “thoải mái” thì bạn có thể thò khuỷnh tay trái ra ngoài cửa xe, và chỉ dung hai ngón tay của bàn tay phải để xoay vô-lăng, thế có vẻ là dân chơi “sành điệu”! Nhưng khi gặp tình huống khẩn cấp, trước hết bạn sẽ mất vài phần giây để ngồi thẳng người lên, tóm lấy vô-lăng. Còn nếu bạn ngồi “nghiêm túc” cả người hướng về phía trước, thì hai tay thường nắm rất chắc phía trên vô-lăng. Trong thực tế, cả hai tư thế này đều không cho phép phản ứng nhanh với tình huống xẩy ra. Tư thế ngồi duy nhất đúng: lưng thẳng và dựa vào lưng ghế. Hai đầu gối gần như thẳng để dễ dàng đạp tới chân côn và ga, hai tay vươn tới trước sao cho cổ tay chạm nhẹ vào vô-lăng. Nhẹ nhàng và chắc chắn nắm vô-lăng bằng cả hai tay, đặt bàn tay ở vị trí “10 giờ” và “2 giờ”. Kinh nghiệm cho thấy đây là tư thế ngồi mà bạn có thể thả tay khỏi vô-lăng và nhấc chân khỏi bàn đạp. Nếu cơ thể bạn không thay đổi – bạn đã ngồi đúng, nếu bạn bị nghiêng tới trước hoặc ngả về sau – bạn đã ngồi sai.

2. Lỗi điển hình thứ hai – Vòng xe

Nhiều người vòng xe như sau: trước hết về số 0, tiếp theo vừa phanh xe vừa vào cua, và sau cùng là tăng tốc độ. Chính cách “lái xe” này thực tế đã làm xe mất điều khiển. Dưới đây là “quy tắc vàng” ba bước giúp bạn vòng xe trong bất kỳ điều kiện nào – mưa hay nắng.

Bước 1- giảm tốc độ

Chỉ được phanh xe khi đang đi thẳng, không được đạp phanh khi quay vô-lăng. Nếu cần có thể về số thấp, nhưng chuyển số khi đang vòng cua có thể gây trượt xe đột ngột, nếu đường trơn. Nhiệm vụ của bước này là: giảm tốc độ khi xe đang đi thẳng để chuẩn bị bước tiếp theo.

Bước 2- nhả phanh rồi mới được quay vô-lăng đúng một góc cần thiết, và giữ nguyên không cần chỉnh thêm.

Khi xe đang lượn cần giữ ga đều và đảm bảo tốc độ, không được nhấn hoặc nhả ga vì tăng hoặc giảm ga trên mặt đường trơn có thể làm trượt xe.

Bước 3– đã vượt khúc cua

Trả vô-lăng về thẳng hướng, sau đó tăng ga. Nhưng thực tế thường phức tạp hơn nhiều: một khách bộ hành băng qua đường, hoặc một chiếc xe đạp đang phóng tới…

Trong trường hợp này tất nhiên bạn sẽ phải phối hợp sử dụng cả hai tay lẫn hai chân

3. Thử phản ứng của xe

laixe

Người lái luôn phải biêt chính xác phản ứng của xe trong các trường hợp khẩn cấp, và cảm nhận được mọi giới hạn của nó. Muốn vậy chỉ có mộy cách duy nhất – thử xe trên bãi trống. Trước hết cần phanh gấp ở tốc độ cao, ước lượng độ dài vệt phanh và xem phản ứng của xe. một số địa hình có thể bị lắc khi phanh gấp và do đó cần chỉnh vô-lăng để giữ cân bằng. Ngoài ra, bạn cần nhận biết bằng sống lưng của mình thời điểm bánh xe bị trượt và xe ngừng lăn (nếu không có hệ thống ABS).

Tiếp theo hãy lái xe theo các đường tròn và đường số 8 có bán kính khác nhau để xem phản ứng của xe với vô-lăng khi vòng nhanh. Xe sẽ ra sao nếu lúc ấy bạn lại phanh gấp? Cần thử phản ứng của xe trên bãi trơn trượt với các kiểu dẫn động trước, sau hay 4 bánh. Mỗi kiểu dẫn động có một cách lái riêng. Mọi người thường sai lầm ở đây, ví dụ cho rằng dẫn động 4 bánh cho phép phóng nhanh trên đường trơn. Điều này không hoàn toàn đúng, vì khi xe bị trượt thì điều khiển một chiếc xe dẫn động 4 bánh có khi lại khó hơn một chiếc hatchback dẫn động trước…

ĐIỀU QUAN TRỌNG CUỐI CÙNG:

Không nên nghĩ là qua một khoá đặc biệt nào, bạn sẽ là tay lái siêu hạng suốt đời. Theo thời gian, mọi kỹ năng sẽ mất đi, nếu chúng không được thường xuyên củng cố.

theo http://vnexpress.net

CHIA SẺ KINH NGHIỆM THI LẤY BẰNG LÁI XE B2

Nhiệt liệt chúc mừng bạn Mai Hạnh thi đậu và sắp có bằng !

Tuy nhiên, đọc bài của bạn mà tôi cũng toát mồ hôi. Sao lại khổ sở thế ? Vì vậy, xin mọi người hãy coi đây là sự chia sẻ kinh nghiệm, để những bạn nào có ý định học và thi lấy bằng lái xe tham khảo, để hiểu và tin rằng việc học và thi lấy bằng lái xe thực ra không đến nỗi quá khó khăn, phức tạp như lời đồn thổi, nếu mình có phương pháp thích hợp.

Theo hiểu biết và kinh nghiệm của tôi, có thể chia việc Học lái xe thành bốn phần chính: (1) Nguyên lý cấu tạo, vận hành của xe hơi, (2) Luật giao thông đường bộ, (3) đạo đức người lái xe), và (4) thực hành lái xe (trong sa hình, ra đường phố và đi đường trường). Khi thi sát hạch để được cấp bằng lái xe, người ta yêu cầu bạn phải vượt qua hai môn thi Lý thuyết và Thực hành.

Vì cái sự học là vô bờ, nên ở đây tôi chỉ đề cập đến việc làm thế nào để thi đậu 100% mà không nhờ quen biết, cũng chẳng chung chi, không nhờ vào mẹo vặt (học tủ), vào ra trường thi như chỗ không người, không đến nỗi quá “tim đập, răng rung” (vì đã tự tin), để coi “Cò” (bằng lái) như chẳng có.

Về phần thi Lý thuyết: cách đây hơn hai năm, tôi phải học để thi trên máy tính với 300 câu hỏi, điểm tối đa là 30. Bây giờ nghe nói thì tổng số câu hỏi tăng lên 450. Vậy, học thế nào để chắc chắn thi đậu phần lý thuyết ? Khi sắp thi, tôi lấy một tờ giấy A4, viết lên đó lần lượt các con số đóng khung tròn từ 1 đến 300, và ở ngay sau các con số chỉ thứ tự các câu hỏi đó, tôi ghi đủ bốn chữ cái (a), (b), ( c ) và (d), thể hiện đúng số lượng phương án mà thí sinh phải chọn để đánh dấu vào phần bài thi trên máy tính.

Sau đó, tôi đem photocopy tờ giấy A4 đó ra thành 20 bản sao. Xong xuôi, tôi bắt đầu quá trình tự “hành xác’, bằng việc tự trả lời các câu hỏi (đánh dấu chéo vào phương án mà mình chọn). Trước khi trả lời câu hỏi nào thì tra sách, giáo trình để học kiến thức có liên quan. Khi đã trả lời xong đủ 300 câu hỏi, tôi so sánh bài làm của tôi với danh sách đáp án cho từng câu. Khi phát hiện mình sai, tôi cố gắng tìm hiểu xem vì sao.

Cũng có khi đáp án sai, làm tôi rất vất vả để tìm câu trả lời đúng. Cứ như vậy, sau vài buổi tối, phần bài làm sai của tôi ít dần, cho tới khi không còn sai nữa. Sát ngày thi, tôi dùng đĩa CD có phần bài thi trắc nghiệm để làm trên máy tính. Vào ngay trước ngày thi, khả năng làm bài trên máy của tôi đã đạt tới độ trả lời sai còn khó hơn là làm đúng.

Đến đây, có bạn sẽ nói rằng khi vào thi còn phụ thuộc nhiều ở tâm lý nữa. Vâng, bạn có thể cũng đúng. Tuy nhiên, các bạn thí sinh bây giờ đa phần là trẻ, hầu hết cũng đã làm quen với thi cử, nhất là thi trắc nghiệm, đố vui… Vì vậy, việc thi trắc nghiệm trên máy tính sẽ chẳng mấy khó khăn, nhất là khi bạn đã làm quen kỹ với việc đó từ ở nhà. Thi lý thuyết trên máy sướng thật, vì máy nó không biết ăn hối lộ, không cáu gắt, không hỏi vặn vẹo để cố tìm vấn đề mà mà thí sinh không biết, cũng chẳng biết ghét ai, dù thì sinh có chẳng may bị bệnh hôi miệng, hay lỡ quên tắm vài ngày… ! 

Để chuẩn bị cho bài thi thực hành, tôi cũng làm “bài tập ở nhà” nhiều. Về sau này, khi đã trở thành một người biết lái xe tạm đủ để đi ra đường, đã sử dụng chiếc xe của mình một thời gian, tôi mới nhận thấy rằng điều quan trọng nhất đối với bài thi trong sa hình ở trường thi là CẢM GIÁC LÁI. Ba chữ đó thôi cũng đòi hỏi bạn phải luyện tập và rút kinh nghiệm rất nhiều, sao cho khá thuần thục, để bắt đầu có được kỹ năng điều khiển xe trong những tình huống khác nhau. 

Ngoài những yếu tố ảnh hưởng khác, như sức khỏe tổng quát, khả năng phản xạ nhanh và chính xác, thị lực và năng khiếu, vốn là thuộc tính riêng của mỗi cá nhân, kỹ năng là thứ “có thể mua được bằng tiền” ! Thật vậy, Trường lái xe, nơi mà thời gian cho việc thực hành lái xe và để có được tương đối đủ những chỉ dẫn của các thầy giáo đối với tôi đã là quá ngằn ngủi.

Tôi chưa có được đủ kỹ năng khi kết thúc thời gian học ! Vì vậy,sau đó tôi đã phải trả tiền thêm, để nhờ các thầy dạy thực hành tự do ở ngoài kèm tiếp. Với các thấy đó, tôi đã có thêm 10 giờ tập trên sa hình ở hai trường dạy lái khác nhau (học riêng bài khởi hành trên dốc 2 giờ, lùi “chuồng” 3 giờ); và khoảng 10 giờ lái xe trên phố vào những thời điểm đông đúc nhất (mỗi lần chỉ học lái 1 giờ). 

Sau đó, tôi cũng thuê hai xe khác nhau với phanh (thắng) phụ, có thầy ngồi bên, lái ra đường trường: Tp. HCM – Vũng Tàu (130 km x 2) và Tp. HCM- Đà Lạt (350 km x 2). Với các loại đường khác nhau, các loại (hiệu) xe, và chất lượng xe, khác nhau, cùng với các thầy giáo khác nhau, bạn có thể học được rất nhiều điều bổ ích, trong đó có cả bài tập về sự nhẫn nhịn, tự chủ, nhất là khi các thầy chửi tục bên tai, mà mình vẫn lái xe ngon lành (bài học tự chủ, tập trung tinh thần và sức lực để vượt qua khủng khoảng !). Lâu nay mình không bị ai chửi, bây giờ bị, khó chịu vô cùng ! Tựu trung lại, những giờ học với thầy (tư) rất bổ ích, mình học được rất nhiều “chiêu” độc, cả về việc hiểu và vận dụng Luật, kỹ thuật lái xe, lẫn những địa chỉ và thực đơn ẩm thực ở nhiều địa phương khác. Những điều này không chỉ có ích cho phần thi ở Trường, mà còn có ích cho mình đến tận bây giờ. Cuối cùng, tôi thuê xe của trường thi Hóc Môn để thi thử 2 giờ tại đó, để làm quen với bài thi và điều kiện của trường thi.

KẾT QỦA KỲ THI: Mình vượt qua phần thi lý thuyết với điểm tuyệt đối, và trong bài thi thực hành thì bị trừ điểm một lần (lâu ngày cũng quên mất là vì sao), đủ để tự hào rằng mình đã được dạy và học tử tế, thi tử tế và khi lái xe ra đường sau đó cũng đã biết lái cho tử tế. 

(Ghi chú: Vì mình có khả năng tiếp thu trong lĩnh vực này không nhanh như nhiều bạn khác, nên mới phải chọn cách học thêm như vậy. Những nội dung ở trên chỉ là kinh nghiệm cá nhân, không hàm ý là tiền có thể luôn mua được kỹ năng đầy đủ chỉ trong một thời gian học lái nhất định trước khi thi. Kỹ năng đầy đủ được xây dựng, hình thành và phát triển theo thời gian thực hành, rút kinh nghiệm, và qua việc sử dụng nhiều tiền (nộp phạt oan và cả không oan) hơn nữa trong tương lai). 

Thân mến,

Nguyễn ThanhTuân

 
Sắp xếp theo   Mới nhất  Cũ nhất 

Gửi Bạn Trần Vũ!

 

Nếu bạn đọc hết 60 comment trong này thì bạn sẽ thấy có số anh/chị rất tự hào về 100 điểm khi thi.. Và mình đã phân tích vì sao không nên 100 điểm...Vì 100 điểm với người mới biết về xe và mới học lái xe đó là điều tối kị. Vì lái xe là 1 công việc và nghề học rất khác so với bất kì môn học nào..

Mình nói việc "Trò không được phép giỏi hơn thầy và cũng đã nói rõ là trong vấn đề vừa mới học lái xe là ko được phép giỏi hơn thầy" Vì bạn vừa mới biết học và khoảng thời gian thi lái xe để lấy bằng B2 thì bạn không thể nào và không cách nào giỏi hơn thầy được!! Vì "giỏi" ở đây chính là kinh nghiệm.

Bạn hoàn toàn chưa có kinh nghiệm gì về lái xe mà bạn lại dám "liều mình đánh đổi việc giỏi hơn thầy để lấy 100 điểm khi thi lấy bằng B2 là tuyệt đối không được phép". Đặc thù của việc lái xe chính là ở chỗ đó. Thầy giáo dạy mình khi xưa đi học lái xe, khi đi dạy cũng chỉ dám dạy 95 điểm. Không bao giờ dám để học trò vượt mặt mình lấy 100 điểm khi thi cả. Vì ngoài cái việc "Đậu" bằng lái ra. Thì đó cũng chính là đạo đức khi lái xe.

Đừng vì 1 phút hiếu thắng muốn "ai cũng đi đằng sau ta (100 điểm)" nên tha hồ mà "vượt" qua mặt (95 điểm) vì như vậy rất nguy hiểm . Hi vọng giải thích về vần đề "giỏi" hơn thầy trong viêc học và thi lái xe.

 

D.Phong | 21/04/2011

Thường Thôi

 

Tui cũng vừa thi xong cái GP B2, phải nói là cũng run nhưng cũng đạt 80 k không bị rớt. Mình thấy nhu cầu về GPLX bây giờ là quá lớn nên nhà tổ chức cấp phát cũng không trò để học viên trượt trên các trường thi. Ha ha Bạn đã hiểu, tôi hiểu và mọi người cũng sẽ hiểu

Khi có GPLX rồi mong các bạn lái xe đừng cho xe trượt ra lề đường, nhất là đường miền núi hoặc trượt vào đầu xe đi ngược chiều - nguy hiểm lắm

Chúc an toàn tuyệt đối

 

Trần Thầy Lái | 22/05/2011

Dễ như ăn cháo

 

Chẳng hiểu bác học hành kiểu gì chứ em đi thi thấy dễ như ăn cháo vậy. Tổng điểm của bài thi là 100 thì chúng ta có 20 điểm để trừ kia mà, lấy đủ cả 100 điểm thì khó chứ lấy 80 điểm đạt thì đâu có khó. các bác thường chết ở bài khởi hành ngang dốc (đề ba) chứ gì, cứ xác định mất 5 điểm khi dừng xe non kẻo lại đè vạch (loại luôn) còn khi tiến thì cứ đạp ga mạnh vào (bãnh xe quay tít bốc khói cũng đc) có sao đâu.

Cảm giác xe hơi lùi thì phải đạp phanh hết cỡ có thể và làm lại. còn mấy bài kia cứ làm đúng theo Thầy hướng dẫn là đc, chú ý là khi cần đánh tay lái nhiều thì nên dùng một tay để quay vo lăng thôi, Cứ bình tĩnh mà thi thì chẳng có gì phải lo cả, nhưng em thấy nhiều bác lên xe rồi thì chân gảy đàn tưng tưng cả (run) bài học

Thày dạy đi đâu hết, chân chẳng biết đạp chỗ nào, không hình dung được vị trí xe của mình đang nằm thế nào so với đường, thậm chí loa nói điếc cả tai mà không nghe thấy bài thi phía trước là bài gì. Thế thì trượt chắc còn gì. Vấn đề chỉ là bình tĩnh thôi.

 

Nguyễn Đắc Thông | 08/07/2011

Biết cách học thì rất dễ

 

Về phần lý thuyết thì chăm chỉ bấm trên máy tính công thêm một chút mẹo nữa là có thể lấy được điểm tối đa. Về phần thực hành nên tập luyện tại sân cảm ứng không cần nhiều thời gian chỉ cần biết cách tập luyện là có thể lấy được 100 điểm.

Tại các sân sát hạch thường có các vạch sẵn để thí sinh có căn dễ dàng khi nhìn qua cửa xe để dừng cho chính xác nhưng nhiều người vẫn bị trừ điểm khi thi là do chưa biết cách căn các vạch đó khi nhìn qua cửa xe. để có thể dừng một cách chính xác theo kinh nghiệm của mình đã lấy được điểm tối đa.

Khi tập luyện thì các bạn nên có các thử nghiệm dừng tại các vạch đó, ví dụ như dừng ở vạch dành cho người đi bộ thì nên dừng một lần căn thật chính xác đúng vạch trên cửa xe với vạch kẻ trên vỉa ba toa khi nhìn qua vai, lần sau thử dừng non hơn một chút để có thể xác định được điểm dừn bị trừ điểm, lần tiếp theo thì thử dừng vượt qua khỏi vạch một chút qua đó chúng ta có thể xác định được khoảng dừng xe an toàn, khoảng 30cm, đến khi thi thì các bạn có thể dễ dàng dừng xe trong khoảng đó mà không sợ bị trừ điểm. tương tự các bài khác cũng tập luyện như vậy.

Chúc các bạn nhanh chóng lấy được bằng B2.

 

DV | 30/09/2011

Vì là tính mạng , học cho nghiêm túc

 

Tôi cũng học lấy bằng B2 tại trưòng của Việt Thanh ở Hưng yên, ngay từ ban đầu khi đi học chúng ta nên xác định việc lái xe là liên quan tới tính mạng của mình và những người trên xe thì sẽ học nghiêm túc cả tay lái và Luật, vì vậy tôi dễ dàng đạt 30/30 câu hỏi về Luật và 100/100 điẻm lái xe trong bãi cũng như 20/20 điểm lái xe ngoài đường. Học nghiêm chỉnh , tự tin nên khi vừa nhận bằng, tôi có thể cầm tay lái chiếc xe Mơ xết đi E500 đi liền một mạch gần 200km từ Hà nội vào Thanh hóa rồi quay ra, chạy rất nghiêm chỉnh, đúng làn, đúng tốc độ quy định trên các đoạn dường . Cần học nghiêm túc để bảo vệ mình và tôn trọng luật

 

nguyễn văn Bình | 23/12/2011

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

QUẢN LÝ:Mr. Trường 0983.400.327

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

BẠN THẤY WEBSITE TÂM THẾ NÀO?
Phương án A: rất là tuyệt
Phương án B: tuyệt
Phương án C: bình thường
theo quan điểm của quý khách bạn thấy thi bằng lái xe máy dễ hay khó
Phương án A: khó
Phương án B: bình thường
Phương án C: dễ

Số sản phẩm : 0
Thành tiền :
Xem giỏ hàng

www.thibanglaixe.mov.mn

QUẢN LÝ:  Mr. Trường 0983.400.327

 © Copyright 2008 - 2015

Cấu hình Facebook like box để sử dụng chức năng này
vov
vov gt
Tự tạo website với Webmienphi.vn